Ông mụ của những loài cá quý
Ông Nguyễn Văn Dũng, đơn vị thi công mô hình linh vật rắn cho chùa Phổ Độ cho biết, công việc khó nhất khi làm linh vật rắn này là ở khâu tạo hình, gắn vảy. Người thợ cơ khí phải rất mất công thi công uốn nắn từng thanh sắt để tạo ra hình dáng uốn lượn và dùng các tấm bìa nhựa để tạo vảy giống như rắn thật."Chúng tôi sử dụng vật liệu sắt thép để làm khung dáng, còn phần thân và đầu linh vật rắn được trang trí bằng các vật liệu đơn giản là các tấm xốp, bìa nhựa, hoa nhựa… Sau 1 tháng thi công, đến nay mô hình linh vật rắn đã hoàn thành với tổng chi phí khoảng 100 triệu đồng", ông Dũng nói.Theo ông Dũng, vẻ bề ngoài của con rắn thường rất hung dữ, nên ông cùng các nghệ nhân quyết định tạo ra mô hình linh vật rắn có hình dáng đáng yêu, nhằm tạo không khí vui tươi khi du khách đến tham quan chùa Phổ Độ trong dịp Tết.Đến tham quan, chụp ảnh với linh vật rắn ở chùa Phổ Độ, anh Lê Ngọc Thắng (28 tuổi, ngụ tại H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), bộc bạch: "Tôi rất ấn tượng với mô hình linh vật này, bởi nó được người thợ làm rất đáng yêu và rất kỳ công, tỉ mỉ. Tôi cũng đã lưu lại một số bức ảnh chụp cùng linh vật để cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng".Mùa gió chướng
Trận đấu giữa CLB Bình Phước và CLB PVF-CAND thuộc vòng 11 giải hạng nhất 2024 - 2025, diễn ra lúc 18 giờ ngày 1.3 trên sân Bình Phước, sẽ có VAR. Màn "đại chiến" này được đánh giá hấp dẫn và quyết định nhiều đến vị trí nhì bảng - vị trí sẽ thi đấu trận play-off, giành quyền lên chơi ở giải V-League mùa tới.Với CLB PVF-CAND, sau trận thua CLB Ninh Bình tại vòng 5 (19.11) họ đã “lột xác” với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp, cùng đạt 20 điểm như CLB Bình Phước. Thậm chí, hai đội bóng còn đang có cùng hiệu số, chỉ khác biệt không lớn ở chỉ số bàn thắng sân khách nên CLB Bình Phước đang tạm xếp trên. Trong 3 trận gần nhất, CLB PVF-CAND ghi đến 5 bàn và chỉ thủng lưới đúng 1 lần. Đáng chú ý, chân sút Martin Lò đang có phong độ cao, liên tục ghi bàn trong 3 vòng đấu gần đây, sẵn sàng thách thức hàng thủ CLB Bình Phước.Trong cùng thời điểm PVF-CAND thi đấu thăng hoa, đội bóng của Công Phượng lại thể hiện bộ mặt thất vọng. Kể từ vòng 6, CLB Bình Phước chỉ thắng 2, hòa 1 và thua 1, khiến họ để đối thủ bắt kịp điểm số. Ngay ở vòng đấu trước, đội bóng được dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Anh Đức đã bị đội đầu bảng Ninh Bình đánh bại, qua đó lỡ cơ hội rút ngắn khoảng cách về mặt điểm số. Việc vắng Công Phượng ảnh hưởng nhiều đến lối chơi của CLB Bình Phước, khiến họ thường xuyên gặp bế tắc ở mặt trận tấn công. Nếu tiếp tục thi đấu không tốt, mất điểm trước PVF-CAND, CLB Bình Phước sẽ bị đẩy vào thế khó trong cuộc đua giành vé lên chơi ở giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam.Trước trận đấu quan trọng, CLB Bình Phước đang có lợi thế sân nhà cũng như thể lực khi được nghỉ thi đấu ở vòng 10. Tuy nhiên, lực lượng của đội chủ nhà không đồng đều và gắn bó thân thiết lâu năm như CLB PVF-CAND. Chính điều này khiến trận đấu càng trở nên hấp dẫn, dự báo căng thẳng và khó lường.Với tính chất quan trọng của trận đấu, công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) sẽ "tham gia" nhằm mang đến sự công bằng cho các CLB. Xét rộng ra, đây cũng là trận đấu thứ 2 (sau trận CLB Bình Phước gặp CLB Ninh Bình) tại giải hạng nhất 2024 - 2025 có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Lá lành đùm lá rách: Số phận bi đát của một phụ nữ nghèo
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 4 xuất khẩu cà phê đạt sản lượng 148.000 tấn, kim ngạch 572 triệu USD; dù giảm đến 9,5% về sản lượng nhưng tăng tới hơn 42% về kim ngạch. Lũy kế 4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê của Việt Nam lên đến 726.000 tấn và kim ngạch 2,5 tỉ USD, lượng chỉ tăng 1% nhưng giá trị tăng đến 40%.
Sáng 7.2.2025 (tức mùng 10 tháng giêng) là ngày vía Thần tài năm nay. Theo quan niệm, người dân thường mua vàng vào ngày này để lấy hên đầu năm, cho một năm mới sung túc và làm ăn phát đạt. Mỗi năm, ngày này lại chứng kiến cảnh táp nập người dân đi mua vàng dù giá vàng thường tăng cao. Các năm trước, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế phát triển, người mua vàng không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn xem đây là cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, năm nay, dù tình hình kinh tế chưa thực sự khả quan, nhiều người vẫn duy trì tục lệ này như một hình thức cầu mong sự thịnh vượng, vừng vàng trước khó khăn.Trước tiệm vàng Mi Hồng ở quận Bình Thạnh, một tiệm vàng nổi tiếng ở TP.HCM, khách hàng xếp hàng đông nghịt từ sáng sớm. Ông Hồng Sanh (60 tuổi ở quận 12, TP.HCM) tranh thủ ghé tiệm mua 1 chỉ vàng lấy hên trước giờ đi làm nhưng cũng phải chờ đợi khá lâu. Vì lượng khách tới tiệm đông, lực lượng dân quân tự vệ đã có mặt từ sáng để điều tiết giao thông, tránh kẹt xe, đặc biệt vào giờ đi học, đi làm.Tại tiệm vàng PNJ chi nhánh Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM), dù không cần xếp hàng chờ từ ngoài cửa, không khí bên trong vẫn rất sôi động. Các nhân viên liên tục tất bật phục vụ, trong khi khách hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ để cầu may ngày vía Thần tài.
Giải bóng rổ VBA 2023: chàng sinh viên Bách khoa tỏa sáng
Với nhiều bạn trẻ xa quê, mỗi năm chỉ về một lần ăn tết thì hành lý mang theo khi quay trở lại luôn đầy ắp đồ ăn thức uống, từ con gà đến bánh tét, bánh chưng hay cả những bánh kẹo còn dư lại sau mấy ngày tết. Dù ở thành phố không thiếu thứ gì nhưng bố mẹ luôn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống để con mang trở lại thành phố sau một kỳ nghỉ tết dài. Năm nay, Cao Thị Hoài (22 tuổi, quê ở Nghệ An, tạm trú ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chuẩn bị nhiều túi lớn, túi nhỏ khi trở lại thành phố để làm việc. Hoài hào hứng: “Những năm trước, khi còn ở ký túc xá không thể nấu ăn nên khi quay trở lại thành phố, mình chỉ mang một ít trái cây và bánh kẹo. Năm nay mình chuyển ra ở trọ, mẹ đã chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ ăn để sử dụng. Số đồ ăn này, đủ cho mình ăn trong nhiều tuần, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thức ăn”.Cũng theo Hoài, do di chuyển đường xa từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM nên với các loại đồ ăn như: thịt bò, thịt gà... mẹ làm sạch và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trước một ngày và đóng vào thùng xốp để giữ độ tươi. Với mục tiêu “nhà có gì mang theo nấy”, Hoài cũng mang theo bánh chưng, các loại rau nhà trồng như: đọt bí đỏ, rau cải, nải chuối, hành tăm… mỗi thứ một ít, ban đầu cô nghĩ không nhiều nhưng cuối cùng phải 2 thùng lớn mới chứa đủ.Kết thúc kỳ nghỉ tết để lên TP.HCM học tập, Trần Hữu Qui, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Nam sinh nói: “Mình mang "sản vật quê nhà" trở lại thành phố. Do nhà mình ở chợ, mua sắm cũng khá dễ, đặc biệt là các loại trái cây nhà vườn nên mình mang theo để sử dụng và gửi tặng bạn bè. Mình có nói với mẹ lên thành phố mua rau cũng được nhưng mẹ lại bảo đồ ăn nhà trồng không thuốc trừ sâu, an toàn nên gói ghém đưa cho mình mang lên nhiều. Mỗi thứ một ít nhưng hầu hết là đồ nhà trồng nên mình thấy rất vui và ấm áp”.Lúc soạn hành lý về quê, Lê Ngân Hà, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ mang về 1 balo và một túi giấy kích cỡ A4 để đựng một vài đồ dùng thiết yếu. Song, lúc soạn hành lý từ quê trở lại thành phố, hành trang nữ sinh mang theo có rất nhiều trái cây đặc sản miền đồng bằng và bánh kẹo ngày tết. Hà chia sẻ: “Do ký túc xá có quy định sinh viên không được phép nấu ăn, nên trái cây và đồ ngọt là những điều thứ mình luôn mang theo mỗi khi quay trở lại thành phố. Mẹ cũng tranh thủ chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ đạc mang theo”.Nữ sinh kể vì không có xe máy nên khi trở lại TP.HCM, bản thân phải di chuyển bằng xe buýt. “Trước khi ra bến xe, mẹ dúi vào tay mình một xấp tiền lẻ. Đây là số tiền lẻ được mẹ chắt chiu dành dụm để mình không phải bận tâm khi di chuyển trên thành phố. Dù ở thành phố không thiếu, cũng không phải quá đắt đỏ, nhưng mẹ cho rằng để khi ở thành phố mình không phải bỏ ra khoảng tiền sinh hoạt phí để mua lúc hết, thay vào đó dùng tiền đó để chăm sóc bản thân. Với mình, đó là những sự chuẩn bị chan chứa tình yêu thương, sự chu đáo của mẹ dành cho con gái”, Hà bộc bạch.Cũng như Hà, sau tết hành lý quay trở lại Đà Nẵng của Phan Như Thục, sinh viên Trường ĐH Đông Á thường có một ít bánh chưng, thịt và bánh kẹo. Nam sinh chia sẻ: “Những năm trước, mẹ và chị thường nhắc nhở và chuẩn bị đồ đạc trước mấy ngày khi mình quay lại Đà Nẵng. Năm nay, những món đồ đó đều do một tay mình chuẩn bị. Với mình, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Những món đồ đó không chỉ giúp bản thân có thêm lương thực mà còn có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập. Mặc dù, chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó chính là tình cảm mà rất nhiều người ao ước có được”.